0981839184

Sơn PU Là Gì Và Cách Pha Sơn Pu Cho Đồ Gỗ Nội Thất

sơn PU là gì và quy trình sơn PU

Trước đây việc làm bóng cho đồ gỗ thường bằng cách đánh bóng vecni, thời gian sau sơn PU xuất hiện với việc làm bề mặt gỗ đẹp, sáng và bóng hơn nên đã thay thế dần cách đánh bóng vecni. Với kinh nghiệm nhiều năm trong ngành nội thất gỗ, Nguyên Mộc Décor hy vọng những kiến thức, kinh nghiệm dưới đây có thể giúp bạn hiểu được về sơn PU là gì và cách pha sơn PU cho đồ gỗ nội thất.

Sơn PU là gì?

Sơn PU ( Polyurethane ), đây là một loại polymer được ứng dụng khá rộng rãi trong cuộc sống. Sơn PU tồn tại dưới 2 dạng đó là dạng cứng và dạng foam, được dùng làm vecni để đánh bóng và bảo vệ đồ gỗ nội thất như bàn trà gỗ, bàn ăn gỗ nguyên tấm, cửa gỗ,…Đối với dạng foam còn được dùng để làm nệm mút trong các loại ghế như ghế ngồi trong ô tô chẳng hạn. Bên cạnh đó foam cũng được ứng dụng để bảo vệ và vận chuyển các thiết bị, dụng cụ dễ vỡ.

sơn PU là gì
Theo một ngôn ngữ đơn giản nhất thì sơn PU là một loại sơn dùng để bảo vệ, đánh bóng về mặt, tạo cho màu gỗ sự tự nhiên và mịn nhất. Sơn PU có 3 thành phần chính: sơn lót, sơn màu, sơn bóng.
– Sơn lót: Có công dụng làm cho bề mặt gỗ được phẳng, che khuyết điểm để khi sơn về sau sản phẩm sẽ đẹp hơn (bạn cứ tưởng tượng như khi sơn tường nhà cũng cần dùng đến bột trét để làm phẳng bề mặt).
– Sơn màu: Phần này sẽ do khách hang yêu cầu có hay không, nhưng đa số sơn PU sử dụng cho gỗ hầu như đều có thành phần sơn màu trong đó dù ít hay nhiều.
– Sơn bóng: Nhiều thợ sơn đánh bóng từ sơn PU, nhưng đúng ra thì đây là cách pha chế sơn nhằm tạo độ bóng đẹp cho gỗ suốt cả quá trình sơn PU.

Cách pha chế sơn PU và quy trình sơn PU

Đối với 3 loại sơn sẽ có cách thức pha chế khác nhau, làm sao cho nó phù hợp với yêu cầu của từng khách hang mong muốn về sản phẩm
– Pha sơn lót: 2 lót + 1 cứng + 3 xăng
– Pha sơn màu: 1 cứng + 5 xăng + tinh màu (pha chế tinh màu sao cho phù hợp với yêu cầu của từng khách hàng)
– Pha sơn bóng: 2 bóng + 1 cứng + xăng (phối sao cho phù hợp để tạo được độ bóng đẹp)
Quy trình sơn của sơn PU cũng khá đơn giản, bạn có thể thực hiện theo các bước sau:

quy trình sơn PU

Bước 1: Đánh nhám và xử lí bề mặt gỗ

Sau khi bề mặt gỗ được đánh nhám đạt yêu cầu, Tùy theo yêu cầu sản phẩm có để nguyên thớ gỗ hay sơn bóng mà quyết định bả bột hay không bả bột. Tuy nhiên đối với phần lớn sơn PU đều được sử dụng mẫu sơn bóng bề mặt, còn khi sử dụng bả bột cần chú ý đến việc trên mẫu sơn có yêu cầu thể hiện các đường vân gỗ hay không? Nếu có thì bả bột phải là bột màu ( chủ yếu sử dụng bột màu nâu hoặc đen ). Việc thực hiện công đoạn bả bột chính là việc lấp đầy các điểm khuyết tật ở bề mặt gỗ nhỏ trên bề mặt. Nếu bước này không được thực hiện tốt sẽ ảnh hưởng đến sản phẩm, gây tốn kém nguyên liệu để tram khe hở sau khi sơn.

Bước 2: Sơn lót lần 1

Sơn lót là một lớp sơn không màu và chúng thường được pha theo tỷ lệ 2 : 1 : 3 (2 lót + 1 cứng + 3 xăng) đã được nêu ở trên, tỷ lệ này bạn hoàn toàn có thể tùy biến nhằm điều chỉnh tốc độ bay hơi của sơn. Trong điều kiện thời tiết nắng nóng sẽ dẫn đến việc bốc hơi nhanh, việc này gây ra hiện tượng nổi bọt khí làm mất nhiều công sức và thời gian sửa chữa. Ở bước này các lỗ hở, khuyết tật đã được lấp đầy và nếu làm tốt điều đó thì có thể chỉ cần sử dụng một bước sơn lót dể tiết kiệm chi phí, nguyên liệu, cũng như thời gian cho cả công đoạn sơn PU. Để giúp sơn đều tay bạn có thể sử dụng đến những loại súng phun sơn chất lượng cao để mang lại được những sản phẩm hoàn hảo.

Bước 3: Chà nhám và phun sơn lót lần 2

Sau khi sơn lót lần 1 bạn có thể chàn nhám và tiếp tục sơn lót lần 2 nếu muốn, vì một số thợ sơn cho rằng việc sơn lót lần 2 này là không cần thiết. Tuy nhiên, để thu được một kết quả tuyệt vòi cho một sản phẩm hoàn hảo, Nguyên Mộc Décor đưa cho bạn lời khuyên nên sơn lót lần 2 để tang độ mịn cho bề mặt gỗ, màu sơn cũng theo đó mà sẽ đẹp hơn, bám chắc hơn. Để tiết kiệm nguyên liệu, chi phí, thời gian nên nhiều người sẽ bỏ qua công đoạn này, nhưng sản phẩn của Nguyên Mộc Décor luôn yêu cầu cần được sơn lót lần 2 để mang đến một sản phẩm nội thất đồ gỗ đẹp với màu sơn sắc nét và bóng đẹp. Sauk hi sơn lost lần 2 bạn chờ khô khoảng 25 – 30 phút.

Bước 4: Phun sơn màu

Sơn màu cũng cần được thực hiện 2 lần, việc pha màu cần có kinh nghiệm thì sẽ cho ra được màu sơn đẹp như ý. Chính vì vậy, công đoạn này Nguyên Mộc Décor luôn dành cho những người thợ sơn có kinh nghiệm quyết định (tuy nhiên nếu thực hiện nhiều lần là bạn cũng có thể tích lũy cho mình được kinh nghiệm khi pha sơn). Lần đầu tiên bạn chỉ nên sơn khoảng 90% so với mẫu yêu cầu, sau đó đợi một lúc cho sơn khô và sơn tiếp lượt 2, lần sơn thứ 2 này sẽ sơn hoàn thiện 100% so với mẫu yêu cầu. Việc sơn màu là bước quan trọng quyết định toàn bộ khâu sơn PU đồ gỗ nội thất, chính vì vậy mà bạn cần một phòng kín với gió lưu thông đủ để tránh bụi.

Bước 5: Phun bóng bề mặt

Sau khi lớp sơn màu khô ta có thể tiến hành đến bước sơn bóng bề mặt sản phẩm. Nếu muốn kĩ hơn nữa, trước khi sơn bóng bạn có thể thêm một lớp sơn lót để bảo vệ bề mặt sơn, nhưng theo cách pha chế của chúng tôi thì lúc pha sơn đã cho sơn lót vào cùng nên bước này không cần nữa. Nói đến sơn bóng, có rất nhiều chất liệu bóng như mờ 10%, 20%, 50%, 70% và 100%, tỷ lệ pha đã được nêu ở trên. Lớp sơn bóng có tác dụng trong việc làm bóng bề mặt sản phẩm, giúp làm tăng giá trị sản phẩm đồ gỗ. Việc phun bóng cần được tiến hành ở những nơi không có bụi bẩn.

Bước 6: Bảo quản và đóng gói

Việc bảo quản và đóng gói khá quan trọng, khi sơn xong bạn cần có 1 khu vực để chờ khô sản phẩm nhằm tránh bụi bặm và bụi sơn bám vào, làm ảnh hưởng đến độ thẩm mỹ của sản phẩm sau này.